Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; người ta tin rằng, con người dù đã chết, linh hồn người đó vẫn thường về thăm nom, phù hộ cho con cháu. Về phần con cháu, trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ cha ông, tổ tiên, không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương thơm (nhang thơm) dâng lên bàn thờ, cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên các bậc sinh thành.

      Xuất phát từ ý nghĩa đại diện cao nhất như vậy của nén hương trong việc cúng lễ, mà mỗi dịp lễ, Tết, giỗ kỵ, các gia đình đều công phu tìm mua loại hương trầm tốt nhất dâng lên cúng lễ cha ông, tổ tiên.

 

Hương trầm Sơn Hải gia truyền, không có hóa chất độc hại, nguyên liệu là các thảo mộc quý, tỏa hương thơm ngát

      Thực tế cho thấy rằng, việc tìm kiếm, lựa chọn để mua được loại hương trầm tốt dùng khi cúng lễ đối với những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng hương trầm là một việc không dễ, đặc biệt khi mà trên thị trường ngày nay có nhiều loại hương trầm chưa tốt, thậm trí làm bằng hóa chất độc hại đang được bán với đủ loại nhãn hiệu, mẫu mã.

      Là thế hệ thứ tư trong một gia đình làm nghề sản xuất hương trầm gia truyền, người viết muốn giới thiệu một số yêu cầu căn bản nhất của nén hương trầm cổ truyền của người Việt Nam ta, giúp các bạn trẻ tham khảo, kiểm nghiệm lựa chọn được loại hương trầm tốt dâng lên bàn thờ gia tiên, cũng như dâng lên cửa Phật, cửa Thánh:

  1. Mùi thơm:
  • Hương trầm để cúng lễ thì khi nén hương được thắp lên, mùi thơm tỏa ra phải tạo ra được một bầu không khí đặc trưng cúng lễ - mùi Tết, bầu không khí Tết, bầu không khí linh thiêng.

Đó là, khi nén hương được thắp lên, người thưởng hương nhận thấy trong không khí như có mùi hoa huệ, bưởi, chuối, xôi, bánh, mứt, trà hương, mùi cơm canh, cỗ bàn dâng cúng đang hòa quyện, dẫu rằng tại nơi ấy không hề có những phẩm vật này, mà duy nhất chỉ có nén hương đang bén lửa, tỏa hương. Mùi hương thơm này người xưa gọi là “mùi hương ngày Tết, mùi hương cúng lễ”. Mỗi khi cúng lễ, thắp loại hương này lên, mùi thơm này tỏa ra sẽ giúp cho mỗi người dễ dàng cảm nhận một bầu không khí linh thiêng đang bao trùm nơi không gian thờ cúng.

Trong nghề sản xuất hương trầm, để tạo ra được mùi hương thơm mang đặc trưng cúng lễ như vậy là điều thực sự khó mà không phải nhà sản xuất hương trầm nào cũng đạt được. Bởi vậy, người dùng hương nên thắp thử loại hương mình mua về để chọn được đúng loại hương trầm cúng lễ.

  • Khi thắp nén hương lên, mùi thơm phải tỏa xa ra các hướng được hàng trăm mét ở nơi ít gió.
  • Tại nơi phòng thờ hoặc nơi không gian thờ cúng trong nhà, sau khi nén hương đã bén hết, mùi thơm vẫn còn lưu lại nhiều giờ.
  1. Khói hương:
  • Khói hương màu trắng nhạt;
  • Ít khói, làn khói thanh mảnh, bay chậm;
  • Khói hương không gây cay mắt, cay mũi, ngứa mũi, hắt hơi, váng đầu, ngây ngất. Nếu người thưởng hương thấy một trong các hiện tượng này thì chắc chắn là loại hương đó có sử dụng hóa chất độc hại.
  1. Tàn hương:
  • Tàn hương màu trắng xám và phải rụng thẳng vào trong lòng bát hương, tàn không bay ngang làm lấm mặt bàn thờ và các đồ thờ cúng xung quanh;
  • Tàn hương phải rụng đều, chỉ dài trên dưới 1cm phải rụng xuống để luôn thấy đốm lửa đỏ trên đầu nén hương;
  • Nén hương bén lửa đến hết phần thuốc, phải rụng hết tàn, chỉ còn lại phần chân hương nhuộm phẩm đỏ cắm vào khối tro trong lòng bát hương, nhờ vậy, mỗi khi nhìn lên thấy bát hương thanh tịnh, sạch sẽ như vừa được bao sái.

Trong thực tế, đôi khi nén hương đã bén hết phần thuốc mà tàn không rụng xuống, vẫn dính liền với phần chân hương nhuộm phẩm đỏ, có 2 trường hợp:

Nếu tàn hương uốn cong xuống và xoắn như hình ruột gà: Theo quan niệm của người xưa, đó là cha ông, tổ tiên báo tin cho con cháu rằng tới đây trong gia đình sẽ có việc phải lo lắng đến rối ruột;

Nếu tàn hương cuốn tròn đều lại như hình cái lò xo, thì cũng theo quan niệm của người xưa, đó là cha ông, tổ tiên báo tin cho con cháu rằng tới đây trong gia đình sẽ có việc tốt đến.

  • Tàn hương rụng xuống qua nhiều ngày vẫn tiếp tục tỏa mùi thơm đặc trưng cúng lễ, tạo cảm giác ấm cúng, an lành, mỗi khi gia chủ bước vào phòng thờ không hề thấy có cảm giác u tịch, lạnh lẽo.
  1. Bắt lửa và bén lửa:
  • Hương phải bắt lửa nhanh khi thắp;
  • Hương thắp xong phải bén lửa đều, không tắt giữa chừng;
  • Trong suốt quá trình bén lửa, hương không nổ lép bép, không tóe lửa dẫn đến nguy cơ cháy chân tăm - hóa bát hương;
  • Với loại hương khóa lễ bài kinh nhà Phật, nén hương phải đủ thời gian của bài kinh, không được thiếu thời gian, cũng không được dư thời gian quá nhiều.
  1. Que tăm hương:
  • Que tăm hương không có mùi hôi của nứa;
  • Que tăm hương phải thẳng để nén hương cắm vào bát hương được ngay ngắn.

      Ngoài ra, còn có một số yêu cầu về màu sắc bột thuốc, quy cách, kích thước nén hương; hay đặc điểm về bao bì đóng gói, nhãn hiệu,..., tuy nhiên những yêu cầu này là thứ yếu. Duy chỉ có những yêu cầu đã giới thiệu ở trên là những điểm nên lưu tâm khi lựa chọn hương trầm cổ truyền dùng để cúng lễ theo phong tục thờ cúng Việt Nam.

 

Viên Trầm hương Sơn Hải đốt đỉnh, nguyên liệu thảo mộc quý, tỏa hương thơm ngát

Người Việt ta có câu: “Một nén hương thơm thấu cửu trùng” đã đủ để khẳng định giá trị của nén hương thơm trong văn hóa dâng hương, thờ cúng cha ông, tổ tiên. Chúc mọi gia đình lựa chọn, mua được đúng loại hương trầm cúng lễ, dâng lên bàn thờ gia tiên, để mỗi thành viên trong gia đình đều thỏa được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ người thân đã khuất vào các kỳ giỗ chạp, tuần tiết, ngày Tết !

Hương Trầm Sơn Hải - Hương Hàng Giấy

Địa chỉ:: 238A Hoàng Văn Thụ, TP. Nam Định, Tỉnh Nam Định

Website: http://www.dothosonhai.com

Email: dothosonhai@gmail.com

Điện thoại: 0822 33 00 77 - 0946 72 51 93

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được công khai. * là trường bắt buộc bạn phải điền.

Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 1
0914914151
Hỗ trợ 2
Hỗ trợ 2
0946725193
Lên đầu trang