Giá bàn thờ Thần Tài bằng gỗ Pơ mu, kích thước 36 cm x 41cm x 74cm. Bàn thờ kiểu dáng cổ, mái chùa uốn cong với hình rồng bay lên ở các góc, trên đỉnh mái có chạm rồng chầu mặt nguyệt, lắp 2 bóng đèn quả nhót tỏa ánh sáng màu đỏ phía trước bàn thờ tạo ra bầu không khí ấm cúng, trang trọng nơi thờ cúng.
Đồ Thờ Sơn Hải đủ loại Bàn Thờ, Tủ thờ, Sập thờ, Án gian, Cuốn thư, Hoành phi, Câu đối bằng gỗ Gụ, gỗ Hương, gỗ Mít, chạm khắc theo mẫu cổ truyền Việt Nam, bề mặt được phủ véc ni hoặc phun PU, khảm trai ốc, sơn son, thếp bạc cao cấp, thờ Gia tiên, thờ Phật trang trọng.
Các sản phẩm đều được chạm khắc thủ công bằng tay, mỗi sản phẩm thực sự là một tác phẩm gỗ mỹ nghệ với những đường nét lưu loát, tinh xảo đến mức cao nhất, có giá trị để đời của những nghệ nhân, những người thợ tài hoa trưởng thành từ làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Mời Quý khách hàng đến cửa hàng xem các mẫu bàn thờ cùng các bộ đồ thờ bằng đồng, bộ đồ thờ cúng bằng sứ cao cấp với giá bán niêm yết sẽ làm hài lòng quý khách.
CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN, TỔ TIÊN CỔ TRUYỀN
Đồ Thờ Sơn Hải giới thiệu cách bài trí bàn thờ gia tiên, tổ tiên theo phong tục cổ truyền của người Việt:
- Bài vị: Bài vị hay Thần chủ được làm bằng gỗ táp (cây táp sống lâu được ngàn tuổi) có dán miếng giấy ghi tên húy (tên khi sống kiêng không được gọi), tên thụy (tên vua ban cho những người có chức tước sau khi chết), tên hàm hay hèm (tên người nhà đặt cho người chết để dùng khi cúng giỗ), bằng cấp, phẩm tước, tuổi, ngày sinh và ngày mất.
Bài vị hay Thần chủ được đặt trong lòng cái khám có cánh cửa, khi nào cúng tế mới mở ra. Khám được làm bằng gỗ quý, hình khối chữ nhật, có cánh cửa, chạm trổ rồng chầu mặt nguyệt và sơn son thếp vàng. Cái khám được đặt phía giữa ở trong cùng của bàn thờ.
- Ảnh của người quá cố: Nếu có ảnh của người quá cố ta nên đóng khung và bày bên cạnh bài vị để con cháu chiêm ngưỡng trong khi cúng.
- Lư hương: Lư hương (đỉnh đồng) dùng để đốt trầm được đặt ngay trước bài vị. Việc đốt trầm cốt để tạo không khí thơm tho, ấm cúng và trang nghiêm ở nơi thờ cúng. Vì bát hương thường thấp và nhỏ trong khi lư hương thường to và cao nên bát hương thường được đặt ở phía ngoài lư hương để tiện cho việc cắm hương (nhang). Tuy nhiên cúng có gia đình bày bát hương ở ngay trước bài vị và lư hương (đỉnh đồng) ở phía ngoài của bát hương để lư hương (đỉnh đồng) dễ nổi bật trên bàn thờ.
- Bát hương: Bát hương còn gọi là bát nhang được đặt ở chính giữa bàn thờ và trước lư hương. Bát hương hay bát nhang là một cái bát đựng tro để cắm nhang. Nếu không có tro, người ta lấy gạo để thay thế. Để tăng thêm vẻ trang nghiêm và trịnh trọng, phải có “ống đựng hương” đặt trên bàn thờ, hương (nhang) mua về được trân trọng đặt vào ống đựng hương.
- Hai chân đèn (còn gọi là chân nến): Hai chân đèn đồng để cắm nến được bày ở 2 bên bát hương.
- Lọ (bình) hoa và mâm ngũ quả (5 thứ trái cây): Lọ (bình) hoa và mâm ngũ quả được bày ở 2 bên bàn thờ theo quy tắc “Đông bình Tây quả”, tức là lọ (bình) hoa bày ở phía Đông và mâm ngũ quả bày ở phía Tây vì có hoa rồi mới có quả. Nhờ ánh sáng mặt trời từ phương Đông nên hoa mới kết thành quả. Hoa quả mang ý nghĩa dưỡng dục sinh thành của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vì bàn thờ được thiết lập tùy theo tiện nghi trong nhà, không nhất thiết phải theo đúng phương hướng thực của đất trời nên người ta phân biệt Đông và Tây bằng cách căn cứ vào hướng của bàn thờ đã được thiết lập sẵn. Không cần biết hướng thật của bàn thờ là hướng nào mà người ta cứ đương nhiên coi hướng bàn thờ là hướng Nam. Lý do là theo phong tục về nghi lễ, khi xây dựng từ đường, miếu, chùa hay đền thờ, người ta thường xây mặt tiền quay mặt về hướng Nam. Chính vì thế mà người ta có thói quen bày bàn thờ ở trong nhà, nếu có thể được, theo hướng Nam. Nếu không thể bày theo hướng chính Nam, người ta cũng cứ coi hướng bàn thờ đã bày là hướng Nam. Nếu coi hướng bàn thờ là hướng Nam thì lọ hoa phải được bày ở bên trái (phía Đông) và mâm ngũ quả được bày ở bên phải (phía Tây) của bàn thờ tính theo hướng của bàn thờ.
- Ba ly đựng rượu: Ba ly đựng rượu hay ba ly đựng nước trong tinh khiết được đặt ở vị trí giữa lọ hoa và mâm ngũ quả.
- Cỗ bàn: Cỗ bàn được bày trên một mâm riêng hoặc có thể đặt ngay trên bàn thờ.
- Ba bát cơm: Ba bát cơm chỉ được xới (đơm) tới lưng bát. Ba bát cơm này được bày ở phía ngoài cùng của bàn thờ.
- Ba đôi đũa son hay đũa ngà: Khi bày 3 bát cơm, ta cũng phải bày 3 đôi đũa, thường là đũa son hay đũa ngà.
Trên đây là cách bài trí bàn thờ gia tiên, tổ tiên theo phong tục cổ truyền của người Việt. Ngày nay, việc bài trí bàn thờ còn tùy theo mỗi nơi và mỗi gia đình, tùy theo phương tiện, giàu nghèo mà đã có sự thay đổi. Nói chung, bày đồ thờ cúng thế nào cũng được, miễn sao thể hiện được sự trang nghiêm, thành kính và đẹp mắt.
Chúc mọi gia đình chọn, mua được bàn thờ đẹp cùng bộ đồ thờ cúng ưng ý, bài trí bàn thờ gia tiên thật đẹp, thật trang trọng để tỏ lòng hiếu kính của cháu con dâng lên các bậc sinh thành!
Đồ Thờ Sơn Hải